Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường - Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường - Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ? - Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường - Nội dung chương trình giám sát môi trường.

Tủ ấm Binder

Các dòng tủ ấm Binder - Tủ ấm lạnh hãng Binder.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1 thg 7, 2016

LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ TẠI TP.HCM

Ngày 18/04/2008 Sở TNMT-Thành phố Hồ Chí Minh có ban hành công văn số 3105/TNMT-QLMT về việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ. Theo đó, việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP) và Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường).
2. Về tần suất nộp Báo cáo giám sát môi trường:
- Các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.
- Các cơ sở không thuộc hai đối tượng nêu trên phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 06 tháng/lần (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).
3. Về tần suất quan trắc, đo đạt:
- Theo dõi lưu lượng/ khối lượng/ tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.
- Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất)- nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.
4. Thời điểm nộp báo cáo:
- Nộp trước ngày 15/06 và 15/12 hằng năm.

LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ TẠI BÌNH DƯƠNG



Ngày 24 tháng 09 năm 2013, Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bình Dương có ban hành công văn số 4228/CCBVMT-KS về việc hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường cho các doanh nghiệp. Theo đó, việc lập Báo cáo giám sát môi trường được quy định cụ thể như sau:
1. Về tần suất lập Báo cáo giám sát môi trường gửi về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:
a) Đối với chủ đầu tư các khu/cụm công nghiệp: định kỳ tổng hợp và gửi Báo cáo giám sát về cơ quan quản lý nhà nước với tần suất là 02 lần/năm;
b) Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong và ngoài khu/cụm công nghiệp: định kỳ tổng hợp và gửi báo cáo giám sát môi trường về cơ quan quản lý nhà nước với tần suất tối thiểu 01 lần/năm.
2. Về tần suất quan trắc, đo đạc, đánh giá hiện trạng môi trường:
a) Giám sát chất thải: giám sát, đo đạc các nguồn thải/lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam với tần suất 03 tháng/lần.
b) Giám sát môi trường xung quanh: với tần suất định kỳ 06 tháng/lần.
3. Thời điểm nộp Báo cáo giám sát môi trường:
a) Đối với chủ đầu tư các khu/cụm công nghiệp theo quy định
- Thời gian nộp báo cáo lần 1: vào tháng 07 hàng năm
- Thời gian nộp báo cáo lần 2: vào tháng 03 của năm sau.
b) Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong và ngoài khu/cụm công nghiệp: thời gian nộp báo cáo định kỳ vào tháng 3 của năm sau.

30 thg 6, 2016

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như sau
1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.

2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ngoài ra Các đối tượng được quy định cụ thể hơn tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)



I. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 5 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 như sau
1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ngoài ra Các đối tượng được quy định cụ thể hơn tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

II. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chủ dự án có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
3. Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
5. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết.

III. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án.
2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.
6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án.
8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.

IV. Hồ sơ đề nghị thẩm định 
Theo thông tư 27/2015/TT-BTNMT
1. Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư này.
2. Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư này.
3. Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.

V. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định này;
c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định này;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
2. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Không quá bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án không thuộc Điểm a Khoản này;
c) Trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định không tính vào thời gian thẩm định.
3. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định (sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định) báo cáo đánh giá tác động môi trường thành lập với ít nhất bảy (07) thành viên.
Cơ cấu hội đồng thẩm định gồm Chủ tịch hội đồng, một (01) Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp cần thiết, một (01) Ủy viên thư ký, hai (02) Ủy viên phản biện và một số Ủy viên, trong đó phải có ít nhất ba mươi phần trăm (30%) số thành viên hội đồng có từ bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.
4. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa ra ý kiến thẩm định để làm cơ sở cho cơ quan thẩm định xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn hoạt động của hội đồng thẩm định.
5. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, không nhất thiết phải thông qua hội đồng thẩm định.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho ban quản lý các khu công nghiệp trên cơ sở xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đánh giá năng lực của từng ban quản lý các khu công nghiệp; hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường.

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

Công ty Môi trường Thành Lợi Phát (TLP) là một công ty chuyên ngành tư vấn môi trường, cung cấp thiết bị môi trường và hóa chất xử lý nước. Hoạt động trong lĩnh vực: tư vấn, thiết kế, thi công lắp đặt các công trình xử lý nước sạch, xử lý nước thải, xử lý khí thải, hệ thống cấp thoát nước, tư vấn lập báo cáo tác động môi trường (ĐTM), lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cung cấp máy móc, thiết bị, hoá chất môi trường… nhằm phục vụ công tác làm sạch và bảo vệ môi trường.
TLP tập hợp một đội ngũ bao gồm những chuyên gia tư vấn và quản lý môi trường, được đào tạo chính qui về xử lý nước và môi trường . Với đội ngũ nhân viên gồm những Thạc sĩ, kỹ sư môi trường giàu kinh nghiệm và chuyên sâu trong ngành tư vấn & quản lý môi trường, chúng tôi đảm bảo :
- Có nhân viên tư vấn chuyên nghiệp và miễn phí
- Giá cả và chất lượng tốt nhất thị trường.
- Có chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo về lâu dài
- Uy tín và chất lượng là hàng đầu là phương châm của công ty chúng tôi.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ?
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là công tác báo cáo hiện trạng môi trường định kỳ của nhà máy theo đúng cam kết của bản Báo cáo đánh giá tác độngmôi trường hoặc Bản kế hoạch bảo vệ môi trường,đảm bảo thực hiện đúng theo cam kết trước đó để ngăn chặn những vấn đề ô nhiễm và đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường.
I. Đối tượng phải lập Báo cáo giám sát môi trường
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Bản cam kết bảo vệ môi trường.
II. Nội dung chương trình giám sát môi trường
Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường;
III. Mô tả công việc khi lập Báo cáo giám sát môi trường:
1.      Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
2.     Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh.
3.     Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm. Đánh giá chất lượng môi trường.
4.      Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.
5.      Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
6.     Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
7.      Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng.
IV. Nơi nộp Báo cáo giám sát môi trường
1. Chi cục môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án chi tiết);
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp Huyện (Quận ) nơi đặt cơ sở (đối với đối tượng phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án đơn giản).
3. Ban quản lý Khu công nghiệp (đối với đối tượng nằm trong Khu công nghiệp)

29 thg 6, 2016

CẤU TRÚC BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

Nội dung và cấu trúc báo cáo giám sát môi trường định kỳ được tóm tắt như sau: 

A. Tại Thành phố Hồ Chí Minh

I. Thông tin chung 
1.1 Thông tin liên lạc
1.2 Địa điểm hoạt động
1.3 Tính chất và quy mô hoạt động
1.4 Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu
II. Các nguồn gây tác động môi trường
2.1 Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
2.2 Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
III. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng và kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường
3.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp dụng
3.2 Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường
IV. Kết luận, kiến nghị

B. Tại Bình Dương


Cấu trúc nội dung của Bản báo cáo giám sát môi trường định kỳ tại tỉnh Bình Dương quy định tại Biểu mẫu được đính kèm theo Công văn 4228/CCBVMT-KS ngày 24/09/2013 của Chi cục Bảo vệ môi trường. Download biểu mẫu: Biểu mẫu BCGS Bình Dương

LẬP LẠI BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Những dự án cần lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường: 
1. Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng trong quá trình triển khai thực hiện có một trong những thay đổi dưới đây phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Có những thay đổi quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với đối tượng thuộc danh mục Phụ lục II Nghị định này;
c) Có thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết được các vấn đề môi trường gia tăng;
d) Theo đề nghị của chủ dự án.
2. Chủ dự án chỉ được thực hiện những thay đổi nêu tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Việc lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo quy định tại các Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Nghị định này.

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ DỰ ÁN SAU KHI BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC PHÊ DUYỆT

1. Trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại các Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường.
4. Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất mười (10) ngày làm việc. Thời gian vận hành thử nghiệm không quá sáu (06) tháng; việc kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện; thực hiện việc tích nước sau khi được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.
6. Đối với các trường hợp quy định tại cột 4 Phụ lục II Nghị định này, chủ dự án phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các văn bản đề nghị điều chỉnh đã được chấp thuận (nếu có) gửi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn, việc báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án được thực hiện theo từng giai đoạn của dự án.

7. Báo cáo bằng văn bản và chỉ được thực hiện những thay đổi liên quan đến phạm vi, quy mô, công suất, công nghệ sản xuất, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường: 
1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án.
2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường.
3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra.
4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.
6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án.
8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.

28 thg 6, 2016

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP)
1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
b) Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.
2. Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
3. Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

4. Đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định này không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

26 thg 6, 2016

ĐĂNG KÝ SỔ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI


(Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/06/2015, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
I. Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có độc tính nguy hại khác.
II. Đơn vị tính số lượng CTNH
Số lượng CTNH trong các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ và các giấy tờ khác quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là kilôgam (sau đây viết tắt là kg).
III. Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải CTNH
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát sinh CTNH.
2. Các đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH mà chỉ phải đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH định kỳ:
a) Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 (một) năm;
b) Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng không quá 600 (sáu trăm) kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm);
c) Cơ sở dầu khí ngoài biển.
IV. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH
1. Hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
a) Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (một) bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương;
2. Đối với đối tượng không phải thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Hồ sơ đối với trường hợp này được thay thế bằng báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này.
V. Cấp lại Sổ chủ CTNH
Thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ thực hiện một lần (không gia hạn, điều chỉnh) khi bắt đầu có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại. Sổ đăng ký chỉ cấp lại trong trường hợp có thay đổi tên chủ nguồn thải hoặc địa chỉ, số lượng cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; thay đổi, bổ sung phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở. Sau khi được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, thông tin về chất thải được cập nhật bằng báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ.
VI. Thời gian cấp sổ CTNH

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.