Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường - Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường - Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì ? - Đối tượng phải lập báo cáo giám sát môi trường - Nội dung chương trình giám sát môi trường.

Tủ ấm Binder

Các dòng tủ ấm Binder - Tủ ấm lạnh hãng Binder.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

28 thg 7, 2016

Phèn nhôm – Keo tụ nước


Nhôm sulfat hoặc nhôm Sulphate, viết như Al2(SO4)3 hoặc Al2O12S3 Nhôm sulfat là một hóa chất công nghiệp được sử dụng như một flocculating đại lý trong thanh lọc nước uống và xử lý nước thải các nhà máy, và cũng trong sản xuất giấy.
Sulfat nhôm đôi khi không chính xác được gọi là phèn nhưng alums liên quan chặt chẽ các hợp chất đặc trưng bởi Kal (SO4)2.12H2O. Các hình thức xuất hiện tự nhiên khan hiếm như là một khoáng sản millosevichite, Hàng e.g. trong các môi trường và trên núi lửa đốt than, bãi thải khai thác mỏ. Nhôm sulfat là hiếm khi, nếu bao giờ hết, gặp phải như muối khan. Nó tạo một số khác nhau hydrates, Trong đó hexadecahydrate Al2(SO4)3• 16H2O và Al octadecahydrate2(SO4)3• 18giờ2Phổ biến nhất là O. Các heptadecahydrate, người có công thức có thể được viết như [Al (H2O)6]2(SO4)3• 5H2O, xuất hiện tự nhiên như khoáng sản alunogen.

14 thg 7, 2016

Xút vảy NAOH


Tính chất của xút (NaOH):
-      Natri hiđroxit hay hyđroxit natri (công thức hóa học NaOH) hay thường được gọi là xút NaOH hoặc xút ăn da.
-     Natri hydroxit tạo thành dung dịch kiềm mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như hóa chất xử lý nước, hóa chất tẩy rửa, hóa chất ngành giấy, bao bì, công nghệ lọc dầu,công nghệ dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa, sản xuất các loại hóa chất đi từ xút như  Silicat Natri, Al(OH)3, chất trợ lắng PAC. Sản lượng trên thế giới năm 1998 vào khoảng 45 triệu tấn. Xút NaOH Natri hydroxit cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm.
-      Xút NaOH Natri hydroxit tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hydroxit rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Nó phản ứng mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong etanol và metanol. Nó cũng hòa tan trong ete và các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi.
Phương pháp sản xuất xút NaOH
Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút ăn da (NaOH) là dựa trên phản ứng điện phân nước muối (nước cái). Trong quá trình này dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành clo nguyên tố (trong buồng anot), dung dịch natri hyđroxit, và hidro nguyên tố (trong buồng catot)]. Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy xút-clo. Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là:
2 Na+ + 2 H2O + 2 e- → H2 + NaOH
Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn:
NaCl + 2 H2O → 2 NaOH + H2 + Cl2
Các kiểu buồng điện phân:
Điểm phân biệt giữa các công nghệ này là ở phương pháp ngăn cản không cho natri hyđroxit và khí clo lẫn lộn với nhau, nhằm tạo ra các sản phẩm tinh khiết.
-        Buồng điện phân kiểu thuỷ ngân: Trong buồng điện phân kiểu thuỷ ngân thì không sử dụng màng hoặc màn chắn mà sử dụng thuỷ ngân như một phương tiện chia tách.
-      Buồng điện phân kiểu màng chắn: Trong buồng điện phân kiểu màng chắn, nước muối từ khoang anôt chảy qua màng chia tách để đến khoang catôt; vật liệu làm màng chia tách là amian phủ trên catôt có nhiều lỗ…
-      Buồng điện phân kiểu màng ngăn: Còn trong buồng điện phân kiểu màng ngăn thì màng chia tách là một màng trao đổi ion.

HÓA CHẤT POLYMER CATION


Công thức hóa chất Polymer: CONH2[CH2-CH-]n
Dạng bột màu trắng đục.
Đóng gói: 25 kg/bao nhựa.
Tính chất vật lý: Hút ẩm mạnh.
Xuất xứ: Anh
Khi cho polymer vào nước thải sẽ xảy ra các giai đoạn sau:
-      Các hạt keo bị hấp phụ bởi polymer, không còn bền vững, gọi là quá trình keo tụ.
-        Các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ, sau đó thành cụm to hơn và lắng được, gọi là quá trình kết bông.
Hóachất Polymer Anion (Anionic Polyacrylamide) - Với ứng dụng của polymer, bùn sau xử lý đặc và ít hơn, có thể xử lý trực tiếp. Bên cạnh đó sử dụng polymer còn làm thay đổi rất ít độ pH và tăng rất ít độ muối. Từ đó, cho thấy tính chất đa dụng, tiện lợi của polymer trong xử lý nước thải.
Nguyên tắc sử dụng:
SPECFLOC Polymer anion flocculant được sử dụng trong các quá trình tách lỏng-rắn sau :
-         Phân giải cơ học - xử lý bùn vô cơ nhằm tăng hiệu suất, thu hồi chất rắn và tăng chất lượng
-         Khả năng lắng - cải thiện việc tạo bông làm cho tốc độ lắng nhanh hơn
-         Đông tụ - trợ lắng các phân tử vô cơ và đông tụ các phần tử hữu cơ
-       Lọc nước - cải thiện chất lượng nước bằng việc giảm các chất rắn lơ lửng trong nước
-         Hòa tan bọt khí - kết quả cho dòng chảy trong hơn và đem lại hiệu suất lớn
-         Lọc - cải thiện chất lượng nước lọc và công suất nhà máy
-         Loại bỏ phosphate trong nước thải
Trên đây là một số ứng dụng chính. Có thế thu được nhiều lợi ích khi áp dụng các sản phẩm này vào quá trình tách lỏng-rắn bất kỳ.
Sức khỏe và an toànCác sản phẩm này có thể gây kích thích, khó chịu cho mắt và da. Nên sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi xử lý chúng.
Bảo quản:
-      Tính chất ăn mòn, phá hủy của các sản phẩm này như tính chất ăn mòn, phá hủy của nước.
-        Các loại vật liệu được dùng để cất trữ các sản phẩm này : thép không rỉ, sợi thủy tinh, nhựa, epoxy
-      Các loại vật liệu không được dùng để cất trữ các sản phẩm này : sắt, đồng và nhôm
-      Thời hạn bảo quản 24 tháng khi chưa mở miệng bao và trong môi trường khô ráo, nhiệt độ dưới 40 độ C
-         Chú ý : Hạt polymer rất trơn, nên thu lượm và làm sạch bằng nước.
Ứng dụng:
Tuỳ vào lĩnh vực nước cần xử lý mà chúng ta sử dụng Hóa chất Polymer Anion và Hóa chất Polymer Cation cũng khác nhau:
-      Nước mặt: Polymer tốt nhất là loại anion hay có rất ít cation, vì trong nước tồn tại nhiều ion dương như ion Fe, Mn…
-      Nước thải công nghiệp: để xử lý người ta thường dùng polymer anion kết hợp với chất keo tụ vô cơ.
-      Nước thải đô thị: Sử dụng polymer keo tụ vô cơ kết hợp với chất kết bông anion.
-       Làm khô bùn sau xử lý: Bùn có đặc tính vô cơ cần chất kết bông anion, chất kết bông cation phù hợp xử lý bùn hữu cơ. Lượng polymer cần dùng khi xử lý nước rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều polymer thì nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng dư polymer trong nước sẽ làm tăng COD. Do đó, khi áp dụng polymer nhất thiết phải thực hiện các thử nghiệm thực tế để lựa chọn liều lượng thích hợp.

13 thg 7, 2016

HÓA CHẤT KHỬ TRÙNG NƯỚC JAVEL NAOCL 10%


Hàm lượng: 10%Chất khử trùng Javel (Hypochlorite NaOCl) 10%
– Công thức phân tử : NaOCl
– Trạng thái : Dạng lỏng
 Màu sắc: Trắng đục
– Xuất xứ : Việt Nam
– Nồng độ : 10% ± 2%
 Đóng gói: 30 Kg/ Thùng
Công dụng: Được dùng trong các ngành công nghiệp và du lịch : Tẩy vải, wash nhuộm, giấy và xử lý khử trùng, diệt khuẩn trong ngành thủy sản, chăn nuôi, sản xuất tinh bột, tinh bột biến tính, xử lý nước thải, nước hồ bơi, xưởng gốm sứ.
Xử lý nước
- Để khử trùng giếng hoặc các hệ thống nước, một dung dịch chất tẩy 3% được sử dụng. Cho những hệ thống lớn hơn, Javel thì thiết thực hơn vì tỉ lệ thấp hơn được dùng. Tính kiềm của dung dịch Javel còn gây ra sự kết tủa của các khoáng chất như canxi cacbonat, cho nên việc khử trùng thường đi cùng với những tác động cản trở. Sự kết tủa còn bảo vệ vi khuẩn, làm cho cách này có phần giảm hiệu quả đôi chút.
- Javel đã và đang được dùng để khử trùng nước uống. Một dung dịch cô cạn tương đương khoảng 1 lít chất tẩy gia dụng trên 4000 lít nước được dùng. Khối lượng chính xác phụ thuộc vào tính chất hoá học về nước, nhiệt độ, thời gian tiếp xúc, và sự có mặt hay vắng mặt của chắt cặn. Cho việc ứng dụng rộng rãi, clo dư được tính toán để xác định liều dùng đúng. Cho việc khử trùng khẩn cấp, Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kì khuyến khích sử dụng 2 ml dung dịch chất tẩy 5% cho 1 lít nước. Nếu không có mùi chất tẩy trong nước được xử lý, 2 giọt nữa được thêm vào.

12 thg 7, 2016

HÓA CHẤT KHỬ TRÙNG NƯỚC CHLORINE


Quy cách: 40 kg/thùng Chlorine 
– Tên gọi hóa chất: Calcium Hypochlorite hay Chlorine Aquafit
Chất khử trùng nước Chlorine Hạt trắng mờ hoặc bột trắng đục.
– Thành phần hóa chất Chlorine: Ca(ClO)2 nồng độ 70%
– Hàm lượng: 70.0%min.
Công dụng:
– Chlorine Sát khuẩn tốt, chất oxy hóa và tẩy trắng.
Ứng dụng:
– Chlorine dùng cho Ngành thủy sản, thú y, xử lý nước, ngành dệt, giấy…
– Cụ thể: Chất khử trùng nước Chlorine Dùng sát trùng nước uống, nước bể bơi, nước sinh hoạt, khử mùi hôi, xử lý nước thải, xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản, nước sử dụng trong công nghiệp, sát trùng dụng cụ, vật dụng, chai lọ, hộp trong chế biến thủy sản, chế biến đồ hộp, nhà máy bia, nhà máy da, nhà máy thực phẩm…
– Chất khử trùng nước Chlorine thường được dùng với mục đích chính là khử trùng nhằm diệt hay bất hoạt các vi sinh vật trong nước. Chlorine được thử nghiệm ở Bỉ (Begium) năm 1903 và được sử dụng đầu tiên tại Chicago (Mỹ) năm 1908. Ngoài ra, chlorine còn được dùng như một chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất khử trong nước (Fe2+, Mn2+, H2S, NO2-, …).
– Ở Việt Nam, Chlorine cũng được sử dụng phổ biến để xử lý nước nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm sú và cá tra thâm canh. Sử dụng chlorine hợp lý sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng.

HÓA CHẤT KHỬ TRÙNG NƯỚC TCCA 90% - CLORAMIN B



Tên gọi: Tricholoroisocyanuric acid
Công thức hoá học: C3H3N3O3Cl3
Đặc điểm sản phẩm TCCA :
Hàm lượng %: 90.00  Min
Ẩm độ %: 0.5
Độ PH (1% Aqueous solution): 2.6-3.2
Cảm quan: Hạt, bột
Hàm lượng sử dụng: 10-20 kg/ 1000m3  nước. (10-20 ppm )
Bảo quản: Nơi thoáng mát, nhiệt độ bình thường.
Bao bì: Thùng 50kg
Công dụng TCCA – Tricholoroisocyanuric acid:
- Tiêu diệt các vi sinh vật, diệt tảo, rong rêu trong nước.
- Phòng chống bệnh tật cho gia súc, gia cầm, cá, tôm
- Diệt vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh. Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh
- Diệt trừ nấm mốc, ký sinh trùng và các mùi hôi thối nhanh chóng trên đồ dùng, máy móc và các thiết bị y tế, chăn màn, quần áo, nhà xưởng
- Khử trùng môi trường nơi gần bải rác, vùng lũ lụt, thiên tai
- Khử khuẩn nước sinh hoạt, y tế, cộng đồng.
- Làm tăng ôxy trong nước và khô

Hóa chất xử lý nước TCCA còn được sử dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực khác: khử trùng dân dụng (nước uống, khử độc cho đồ đựng thức ăn, diệt khuẩn cho bể bơi, xử lý nước bẩn chất thải), ứng dụng trong Nông nghiệp (làm thuốc chữa bệnh: đậu ôn, bệnh đốm, bệnh bạch diệp khô….), sử dụng ngăn chặn vi khuẩn thực phẩm, bảo quản rau quả, tẩy trắng cenllulo, chống co cho lông cừu, làm sạch tuần hoàn Nông nghiệp, tiêu độc cho lông vũ, làm sạch và khử mùi.

8 thg 7, 2016

MUỐI TINH KHIẾT THÁI LAN

Tên sản phẩm: NaCl_Natri clorua_TRS Muối tinh khiết Thái Lan
Tên gọi khác: Natri clorua, sodium clorua, muối tinh khiết 99,9%
Công thức hóa học: NaCl
Mô tả ngoại quan:
  • Thành phần chính : NaCl Min 99,9%
  • Ẩm độ : Max 0,15%.
  • Muối sấy khô chân không.
  • Khô ráo, không chảy nước trong bảo quản do ẩm độ Max 0,15%.
  • Hoàn toàn không có tạp chất. 
  • Trắng muốt dạng tinh thể. 
  • Không có cặn, cáu sau khi hoà tan.
  • Không để lại vật lạ trên sản phẩm chế biến. 
  • Đáp ứng mọi yêu cầu vệ sinh thực phẩm.
  • Muối có nguồn gốc, giấy xác nhận chất lượng đi theo từng lô hàng, đáp ứng yêu cầu của các nhà máy quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn HACCP và ISO 9000.

Thành Lợi Phát là đơn vị phân phối Muối tinh khiết Thái Lan số 1 tại thị trường Miền Nam, để mua hàng số lượng lớn quý khách vui lòng liên hệ văn phòng để có giá tốt nhất!
Công dụng / Ứng dụng:
Phần lớn muối NaCl tinh được sử dụng cho các mục đích công nghiệp, từ sản xuất bột giấy và giấy tới việc hãm màu trong công nghệ nhuộm vải hay trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa và nó có một giá trị thương mại lớn.
Muối tinh khiết Thái Lan NaCl dùng trong ngành thực phẩm, dệt nhuộm,

Muối tinh khiết Thái Lan NaCl dùng trong Chế biến Thủy Sản....

VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI MICROBE-LIFT OC

Vi sinh xử lý nước thải MICROBE-LIFT®OC được thiết kế đặc biệt cho việc điều chỉnh các phản ứng tạo khí gây mùi hôi xảy ra trong các hệ thống xử lý nước thải, bao gồm: hầm tự hoại, hồ chứa nước thải, cống rãnh, hầm ủ và hệ thống xử lý sinh học.
MICROBE-LIFT OC là tập hợp các vi khuẩn hoạt tính cao, chứa đựng các thành phần đặc biệt có tác dụng trong các lĩnh vực trên. Những vi sinh này hoạt động như những khối xốp lớn ngăn cản vĩnh viễn những phản ứng sinh học phát sinh mùi, ngăn chặn mùi trong phạm vi hoạt động của chúng.
Các vi sinh vật khử mùi kỳ diệu này cũng làm tăng tốc độ oxy hoá sinh học các hợp chất hữu cơ phân huỷ chậm trong tất cả các hệ thống xử lý (ao hồ, hầm ủ, bể lưu nước thải) kết quả là chất lượng nước được cải thiện. MICROBE-LIFT®OC tỏ ra điều chỉnh hữu hiệu hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các phản ứng sinh mùi, cũng như tăng khả năng oxy hóa sinh học và loại bỏ các chất rắn hữu cơ hiệu quả hơn từ 40 đến 80% so với hệ thống truyền thống.
Vi sinh xử lý nước thải MICROBE-LIFT®OC chỉ chứa các phân tử hữu cơ hoạt tính tự nhiên cơ bản như humate và humic. Các hợp chất phản ứng tự nhiên này chứa hầu hết các hợp chất sinh học được tổng hợp bởi vi khuẩn, gồm có các thực vật. Humas được biết là bao gồm các hợp chất hữu cơ đa dạng, đa số là bản sao của các mô sinh học. Những hợp chất tự nhiên này gia tăng đáng kể tốc độ oxy hóa các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ. Nhờ hoạt động của các vi khuẩn tăng tốc này dẫn đến kết quả là làm giảm đáng kể thể tích bùn thông qua việc oxy hoá sinh học các hợp chất hữu cơ không có khả năng phân huỷ sinh học hoặc chậm phân huỷ.
Vi sinh xử lý nước thải MICROBE-LIFT®OC xúc tiến nhanh tốc độ oxy hoá sinh học các chất thải, gia tăng đáng kể khả năng phân huỷ các chất hữu cơ. MICROBE-LIFT®OC có thể được sử dụng kết hợp với các dòng vi khuẩn của MICROBE-LIFT để tăng cường hiệu suất xử lý của toàn hệ thống trong tất cả các loại hình xử lý. Sự kết hợp này gia tăng tốc độ oxy hoá sinh học các chỉ tiêu BOD, COD và bùn tích tụ như các hợp chất khó phân huỷ, acid béo, hydrocarbon và các chất xơ (nó được thiết kế nhằm đẩy mạnh loại bỏ các tạp chất rắn). 
Thành phần
-      Lignin trơ và acid fulvic
-      Các hợp chất humic và các vi sinh vật tự nhiên trong đất
Humic cơ bản được tạo ra do các tế bào vi khuẩn như các vi khuẩn tăng tốc:
-      Hầu hết nếu không nói là tất cả các dưỡng chất cần thiết cho vi sinh vật
-      Dưỡng chất tự nhiên và dưỡng chất vi lượng
-      Chọn lọc các vi sinh Bacillus chuyên biệt không độc
Hướng dẫn sử dụng
Sử dụng từ 5 đến 20/ppm, dựa vào tải lượng nạp hằng ngày hoặc thể tích hệ thống để tang cường khả năng xử lý các chất ô nhiễm ứng với tải lượng nạp hằng ngày
Sử dụng từ 10 đến 30 ppm để điều chỉnh mùi, như đã trình bày ở trên
Cho trực tiếp ngay đầu vào hệ thống
Sử dụng kèm với các dòng vi khuẩn MICROBE-LIFT® để tăng hiệu quả xử lý
Vi sinh xử lý nước thải MICROBE-LIFT®OC chứa các tế bào sinh vật tự nhiên, bao gồm các hợp chất lignin không hoạt tính (trơ), những hợp chất này sẽ ngăn cản vĩnh viễn những hợp chất gây mùi khi tiếp xúc. Cản trở các phản ứng tạo khí sinh học như H2S khi tiếp xúc, làm giảm các phản ứng liên quan đến tạo khí sinh học cũng như ăn mòn
Đặc tính kỹ thuật 
  • Hình thức Dung dịch lỏng màu đen Hạn chế và điều chỉnh mùi
  • Tỉ trọng 1.04 Làm sạch nước
  • Màu Đen nhạt Tăng khả năng lắng pH 6.9 đến 7.2 “Natural Range” Làm giảm hợp chất hữu cơ
  • Mùi mốc Làm giảm BOD, COD, và SS
Bảo quản/Di chuyển – Không quá lạnh, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Chống chỉ định: Tránh tiếp xúc quá mức với da, rửa tay sau khi sử dụng; có thể gây kích thích mắt, rửa bằng nước khoảng 15 phút. Không được uống.
Vi sinh xử lý nước thải MICROBE-LIFT®OC chứa đựng các vi sinh vật không độc tự nhiên trong đất, an toàn cho hệ thống xử lý; không độc cho người động vật và đời sống thuỷ sinh. Xem MSDS trước khi sử dụng.
MICROBE-LIFT®OC được thiết kế để dùng trong các hệ thống xử lý sinh học bởi các chuyên gia môi trường.

7 thg 7, 2016

OXY GIÀ


Chất oxy hóa H2O2 dùng trong xử lý nước
Tính chất chung Oxy già H2O2
     Xuất xứ: Thái Lan
     Ngoại quan : Dung dịch trong suốt
     Công thức hóa học: H2O2
     Tính tan: tan hoàn toàn trong nước
Quy cách và Bảo quản
     Quy cách: 30Kg

     Bảo quản:  Oxy Già H2O2 cần phải giữ chúng ở dạng thụ động tức là phải đảm bảo với môi trường  pH=1-3 trong các dung dịch nhựa đặc biệt, không được đựng trong các chai lọ thủy tinh thông thường hoặc dụng cụ bằng kim loại.

CHẤT KHỬ MÀU NƯỚC THẢI

Xuất xứ: TQ, InDo..
Quy cách: 40kg/ can, 1250kg / bồn
Nước thải dệt nhuộm hiện nay rất khó xử lý, mức độ ô nhiễm cao và lượng nước thải thải ra ngày càng nhiều vì thế cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời để tránh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước thải dệt nhuộm có màu rất khó xử lý vì thế để khử được cần phải có hệ thống hiện đại và những hóa chất cần thiết cho quá trình xử lý.
Thành Lợi Phát Cung cấp hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy wash quần áo, nhà máy dệt nhuộm….
Lượng nước thải trung bình hàng ngày thải ra của ngành công nghiệp dệt - nhuộm  bình quân là 120-300 m3/tấn vải. Trong đó, công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy có nguồn nước thải gây ô nhiễm nhất. Nước thải dệt nhuộm thì không ổn định và đa dạng thay đổi trong từng nhà máy. Đây là vấn đề cần giải quyết trong nền công nghiệp dệt nhuộm tại Việt Nam.
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sống, các chỉ số như: pH, COD, BOD, độ màu, nhiệt độ điều vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn, vậy nên khi xã nước thải vào nguồn nước như sông, kênh rạch thì nó tạo màng nổi trên bề mặt, ngăn cản sự khuyếch tán ôxy vào môi trường nước gây nguy hại cho các động thực vật thủy sinh và làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Thành phần của nước thải dệt nhuộm không ổn định và đa dạng, thay đổi theo từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, môi trường nhuộm có thể là axit hay kiềm, hoặc trung tính. Cho đến nay hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm chỉ đạt 60 – 70%, số còn lại 30 – 40% các phẩm nhuộm thừa còn lại ở dạng nguyên thủy hoặc một số đã chuyển đổi sang dạnh khác, ngoài ra một số chất diện ly, chất hoạt động bề mặt…. Cũng tồn tại trong thành phần nước thải nhuộm. Đó là nguyên nhân gây ra độ màu rất cao của nước thải dệt nhuộm. Và đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn lớn nhất cho quá trình vi sinh xử lý nước thải.

LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


I. Trách nhiệm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ủy quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của mình đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một (01) xã.
4. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền xem xét, ủy quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

II. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm:
a) Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 5.4 và 5.5 Thông tư này;
b) Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
a) Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư này;
b) Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.
3. Trường hợp đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan được ủy quyền, hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng với hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

III. Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

1 thg 7, 2016

LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ TẠI TP.HCM

Ngày 18/04/2008 Sở TNMT-Thành phố Hồ Chí Minh có ban hành công văn số 3105/TNMT-QLMT về việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ. Theo đó, việc lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường (quan trắc môi trường): các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 3, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP) và Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường).
2. Về tần suất nộp Báo cáo giám sát môi trường:
- Các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.
- Các cơ sở không thuộc hai đối tượng nêu trên phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 06 tháng/lần (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).
3. Về tần suất quan trắc, đo đạt:
- Theo dõi lưu lượng/ khối lượng/ tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, và các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 03 tháng/lần.
- Định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số liên quan đến nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất)- nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước; tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 06 tháng/lần.
4. Thời điểm nộp báo cáo:
- Nộp trước ngày 15/06 và 15/12 hằng năm.